Giữa nhịp sống hiện đại thì tại thành phố New York cũng có những chuyến tàu đặc biệt, cho du khách trải nghiệm cảm giác cổ điển mà chỉ mở cửa đúng một lần mỗi năm.
Hệ thống tàu điện ngầm chằng chịt dưới lòng đất của thành phố New York luôn được coi là một trong những nơi mang nhiều bí mật thú vị nhất mà những ai ưa khám phá chắc chắn sẽ không thể bỏ qua.
Và hiếm ai biết được rằng ngay bên dưới thành phố New York cũng tồn tại những cung đường sắt cổ điển từ thập niên 80, 90 mà vẫn được lưu giữ và bảo quản cho đến ngày nay. Đơn cử như chuyến xe lửa Shopper's Special mở cửa hàng năm trong dịp giáng sinh như dưới đây là một ví dụ điển hình cho sự thú vị mà hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York mang lại cho hành khách của mình.
Hãy cùng chúng tôi thử khám phá về chuyến tàu cổ điển đặc biệt một năm chỉ mở cửa đúng một lần này qua chùm ảnh dưới đây nhé.

Đây là sân ga Second Avenue ở Manhattan với cung đường chạy từ Second Avenue đến Queens Plaza ở Queens.

Bạn có thể nhìn thấy giờ mở cửa của chuyến tàu đặc biệt này bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Mặc dù chúng tôi đến đây vào 12h30 trưa nhưng ở đây vẫn khá đông người đứng chờ - Có một số là du khách và một phần là người dân tại New York.

Có khá nhiều khách đi tàu mặc trang phục cổ điển - Họ mặc thế vì thích thú chứ không phải là diễn viên được trả tiền đâu nhé.

Chuyến tàu của chúng tôi tới sớm hơn so với giờ dự kiến 10 phút

Giống những chuyến tàu ngày nay, chuyến tàu Shopper's Special này cũng lao vào sân ga với tốc độ cực nhanh.

Do chuyến tàu này chỉ được chạy vào các dịp nghỉ lễ nên mặt trước và sau của tàu được trang hoàng những vật trang trí cho lễ giáng sinh.

Ngay khi tàu vừa dừng lại, những khách đi tàu ăn mặc theo lối cổ điển ngay lập tức tranh thủ chụp hình làm kỉ niệm.

Con tàu cổ điển được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.


Nhìn ngắm thế là đủ rồi, đến lúc để chúng ta cùng lên tham quan toa tàu đặc biệt này rồi.

Ngay trên đầu khách tham quan, sự chi tiết trong trang trí cũng đã được thể hiện bằng các quảng cáo rất cổ điển.

Có những mẫu quảng cáo thậm chí còn được ra đời từ những năm 1940 và vẫn còn tồn tại ch đến ngày nay.

Toa tàu được bảo quản một cách hoàn hảo từ những tay cầm bằng sắt cho tới những băng ghế màu vàng như thế này.

Những chiếc bóng điện đã được thay thế và toàn bộ quạt trên trần nhà vẫn hoạt động bình thường.

Toa tàu này được chế tạo ra từ năm 1932 nên tính tới nay nó cũng đã trên 80 năm tuổi rồi.

Bên cạnh việc giữ lại hệ thống ánh sáng, quạt thông gió thì những số hiệu, biển chỉ dẫn trên tàu cũng được bảo quản hoàn hảo.

Có cả những chi tiết thể hiện sự hài hước, đơn giản như mẫu quảng cáo về loại kẹo cao su Wrigley cổ điển này chẳng hạn.

Hay như loại xà phòng tuyệt đỉnh với giá chỉ 5 cent (chưa đến 100 đồng)

Và cả các cách gọi cổ điển như City of New York chứ không phải New York City như ngày nay.

Sự xuất hiện của quảng cáo về Coney Land.


Cánh cửa thông giữa các toa tàu luôn được mở để khách đi lại thoải mái.

Toa tiếp theo cổ hơn, được xây dựng từ năm 1930

Đây không phải là buồng vệ sinh mà là phòng của nhân viên trên tàu. Trông nó chật hẹp và kín như nhà tù vậy.

Các nhân viên trên tàu cũng ăn mặc theo lối cổ như này.

Tất nhiên là các cánh cửa trên tàu cũng không hề an toàn đâu nhé, bạn có thể bị chúng kẹp phải là bị thương nếu bất cẩn.

Có cả những mẫu quảng cáo từ những năm 1960

Toa tàu này có vẻ cũ hơn toa trước, các tay nắm thậm chí còn bị sờn hết cả rồi

Ghế ngồi đã được thay thế lại và không còn cổ điển như ở toa trước

Cụ ông ăn mặc cổ điển, cầm theo một chiếc máy ảnh cũng cổ không kém.

Đây là hệ thống phanh khẩn cấp... rất cổ và lạc hậu phải không nào.

Vẫn có vài ghế ngồi được giữ nguyên chưa bị thay thế

Những đôi giày hiện đại giữa những chi tiết cổ điển

Chúng ta sang toa tiếp theo nhé!

Toa tiếp theo thì hiện đại hơn nhiều nhưng vẫn toát lên sự cổ kính

Các tay nắm thì mới hơn với đèn ống cùng các ghế đã được thay mới lại. Đây là toa tàu có thiết kế gần giống với tàu hiện đại nhất.

Dẫu vậy nhưng tàu vẫn phải dùng quạt

Điểm đến và đi của tàu


Chiếc ghế đã được thay đổi lại và không còn nét cổ kính

Toa tàu cuối cùng cũng theo lối thiết kế năm 1930

Hãy nhìn chỗ đứng bé tí nối giữa hai khoang này xem... thật nguy hiểm.

Toa cuối này nhìn giống một xe lửa cổ hơn là tàu điện ngầm ngày nay

Băng ghế toát lên sự cổ kính quyến rũ.

Lại một biển báo với phông chữ cổ tuyệt đẹp

Cuối cùng chúng tôi gặp được một người phụ nữ ăn mặc theo lối cổ điển rất hợp với cảnh bài trí trên toa tàu này.

Cuối cùng chúng tôi đã có mặt tại Queens Plaza và kết thúc chuyến tàu vô cùng thú vị này